archive

Cơ hội tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Ngày 15/5/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST) phối hợp với Bộ Ngoại giao và thương mại Úc (DFAT) và Liên minh đổi mới Phát triển Quốc tế (IDIA) tổ chức sự kiện “Tuần lễ đổi mới sáng tạo” nhằm mục tiêu thúc đẩy các nghiên cứu mới mang tính đột phá, khai thác vai trò của các công nghệ mới nổi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

*Toàn cảnh sự kiện

Trong khuôn khổ sự kiện, Ban quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật “Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC)” tổ chức hoạt động “Trình diễn công nghệ – Innovation Showcase 2019” là một hoạt động chính nhằm tôn vinh, quảng bá cho các Doanh nghiệp và sản phẩm sáng tạo của Việt Nam.

*Một hoạt động trong sự kiện

Tham gia sự kiện hầu hết các doanh nghiệp trình diễn đều là những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, sinh học, công nghệ thông tin. Mỗi sản phẩm công nghệ mà doanh nghiệp mang đến đều nêu rõ tính sáng tạo trong công nghệ cũng như tác động tích cực tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam. Trong đó có doanh nghiệp Hà Yến, Hachi, Mitecom, Trịnh Năng, House 3D, Bio Phương Nam là những doanh nghiệp xuất sắc được giải khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam do Ban QLDA VCIC tổ chức. Các doanh nghiệp đã có cơ hội trình bày sản phẩm công nghệ của mình trước đại biểu chính phủ trong và ngoài nước.

 

*Ban Quản lý dự án VCIC chụp ảnh cùng doanh nghiệp

Kết thúc chương trình các doanh nghiệp đã tiếp cận với các nhà đầu tư quốc tế và giới thiệu, trình diễn sản phẩm của mình. Qua đó VCIC hi vọng thông qua sự kiện sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm nhiều nhà đầu tư quốc tế

*Một số hoạt động diễn ra tại sự kiện của doanh nghiệp – Phương Nam Biology
*Một số hoạt động diễn ra tại sự kiện của doanh nghiệp

 

*Một số hoạt động diễn ra tại sự kiện của doanh nghiệp

 

*Một số hoạt động diễn ra tại sự kiện của doanh nghiệp – Hà Yến

 

*Một số hoạt động diễn ra tại sự kiện của doanh nghiệp – Mitecom

Nguồn: VCIC

4.0 sau cánh cửa nhà máy

Không ồn ào như các cuộc bàn luận về lý thuyết, công nghiệp 4.0 đang chuyển động âm thầm sau cánh cửa các nhà máy cơ khí Việt Nam.

Nhiều người trong giới cơ khí biết đến ông Nguyễn Lưu Dũng. Là giám đốc của Vinamachines, chuyên phân phối máy cơ khí chính xác ở Việt Nam, nhưng danh thiếp của ông chỉ ghi đơn giản ‘Technical Advisor’, tức ‘Cố vấn kỹ thuật’. “Công ty tôi ai cũng là người đi bán máy như nhau cả”, ông bảo.

Ít phô trương, khá kín tiếng là điểm mà Dũng không giống với nhiều doanh nghiệp trong ngành cơ khí. Khi ‘cơn lốc’ chủ đề 4.0 quét qua hàng loạt diễn đàn, hội thảo lớn nhỏ thời gian qua, không ít người thắc mắc các doanh nghiệp này quan tâm ra sao? Phía sau cánh cửa nhà máy, 4.0 đã đến chưa, với các robot, máy in 3D?

“Tôi vừa giao cho một đơn vị sản xuất thang máy hai dàn máy giá 20 tỷ đồng và 50 tỷ đồng, dùng để gia công tấm kim loại công nghệ 4.0. Với tổ hợp này, việc gia công các tấm thang máy inox ngày xưa mất 8 giờ thì nay chỉ còn một giờ”, ông Dũng tiết lộ giải pháp đã nâng công suất từ 300 lên 600-800 thang máy mỗi tháng cho công ty khách hàng.

Công nhân điều khiển máy cắt bằng tia nước tại một nhà máy ở Khu công nghiệp Tân Tạo (TP HCM). Ảnh: Viễn Thông

Công nhân điều khiển máy cắt bằng tia nước tại một nhà máy ở Khu công nghiệp Tân Tạo (TP HCM). Ảnh: Viễn Thông

Trong ngành cơ khí, những máy móc hiện đại hàng đầu không phải không có. Máy cắt nước, vốn có ưu điểm hơn máy cắt laser vì cắt được mọi vật liệu mà không làm chúng biến dạng, là ví dụ.

Thế hệ cao cấp hàng đầu hiện là máy cắt bằng tia nước đa trục 3D của Mỹ với giá 500.000 – 700.000 USD, đã xuất hiện trong một doanh nghiệp. Khoảng 50 công ty tại Việt Nam sở hữu thế hệ thấp hơn chút, với giá tầm 200.000 – 400.000 USD mỗi máy. Trong đó, tầm 200.000 USD là xuất xứ Đài Loan, đắt hơn được sản xuất trong khối G7.

Tuy nhiên, những thông tin đầu tư máy móc thường không được các doanh nghiệp chia sẻ vì lý do cạnh tranh. Gần đây, VinFast công bố sẽ tự động hóa hoàn toàn nhà máy ôtô. Nhưng làm được và chia sẻ được như ông lớn này chỉ là thiểu số. Ở đa số còn lại, hầu hết doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế tạo Việt Nam làm khá lặng lẽ, bởi nhiều lý do.

Đầu tiên, 4.0 không phải cuộc chạy đua để đánh bóng tên tuổi. Một số doanh nghiệp cho biết họ chỉ đầu tư khi thật sự có đơn hàng phù hợp, chứ không ‘lên đời’ mọi giá để lãng phí vốn và công nghệ.

Anh Thăng Long là trưởng phòng kỹ thuật một nhà máy gia công mô tơ cho Toshiba ở Trảng Bom, Đồng Nai – nhà máy sở hữu hai máy tiện và một máy phay. Máy tiện tại đây là loại máy 4 trục.

“So với nước ngoài thì dòng 4 trục không mới. Tuy nhiên, khi gia công hàng gì thì mình sẽ chọn loại máy nào để làm tối ưu. Thế giới có loại 5 trục nhưng mình chưa có đơn hàng cần máy đó nên chỉ dùng loại 4 trục. Nếu có, lãnh đạo nhà máy sẽ đầu tư thôi”, anh Long nói.

Thứ hai là vốn. Trong một lần gặp gỡ báo chí, lãnh đạo Công ty Shin Fung tại Khu công nghiệp Song Mây (Đồng Nai) cho biết đang bàn bạc để sắm một dây chuyền hàn đúc tự động. Dây chuyền mới sẽ giúp nâng công suất lên 30% và cần một triệu USD để đầu tư. Với các doanh nghiệp cơ khí quy mô trung bình ở Việt Nam, một dây chuyền triệu USD không phải con số nhỏ.

“Đối với các ngành như bất động sản hay ngân hàng thì vài chục tỷ đồng là bình thường. Nhưng với doanh nghiệp cơ khí thì họ rất tiết kiệm và căn cơ. Nói đến vài tỷ thôi thì họ đã phải rất cân nhắc chứ không thoải mái như các ngành kia được”, một chuyên gia kinh tế bình luận với VnExpress.

Một góc tổ hợp thực hành robot tự động hóa của Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt Nhật thuộc Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Viễn Thông

Một góc tổ hợp thực hành robot tự động hóa của Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt Nhật thuộc Khu công nghệ cao TP HCM. Ảnh: Viễn Thông

Thứ ba là nhân lực. 4.0 không đơn giản bỏ tiền lắp một dàn máy tự động là xong. Vẫn cần đội ngũ để vận hành chúng. Trong khi đó, lao động kiểu ‘vừa thừa vừa thiếu’ ở Việt Nam thì không mới.

Hồi giữa tháng 6, Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) đã thành lập Trung tâm Đào tạo và Chuyển giao công nghệ Việt Nhật, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Phát biểu tại buổi ra mắt, ông Lê Hoài Quốc – Trưởng ban SHTP cho biết Trung tâm này ra đời bởi nhu cầu cấp thiết về lao động nghề chất lượng cao, nắm bắt các kiến thức về 4.0, để cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất chế tạo.

Những chuyển động âm thầm sau cánh cửa nhà máy không qua mắt được giới kinh doanh. Một loạt doanh nghiệp sản xuất máy công cụ Đài Loan gần đây nhộn nhịp mang những mặt hàng hiện đại nhất sang chào bán.

Ví dụ như hệ thống in laser và tạo hình 3D của TTGroup, robot tự học bằng quan sát không cần qua lập trình, robot có thị giác, thính giác, xúc giác của Hiwin. Hay như hệ thống điều hành sản xuất thông minh ứng dụng MES và IoT của Takisawa.

Theo số liệu của Viện nghiên cứ Topology (Đài Loan), thị trường sản xuất thông minh toàn cầu đạt giá trị 250 tỷ USD năm ngoái và dự đoán chạm mốc 320 tỷ USD vào 2020. Trong đó, Việt Nam là thị trường nhỏ nhưng triển vọng. Tuy nhiên, còn có một thực tế khác. Những chuyển động tích cực về hướng 4.0 chưa phải là đa số trong các nhà máy cơ khí.

“Đa số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn thì dùng máy mới của Đài Loan, Âu Mỹ. Còn doanh nghiệp nhỏ thường dùng máy bãi. Máy bãi tức là máy vẫn hoạt động bình thường nhưng quá niên hạn sử dụng theo quy định tại nước đó”, một chuyên gia cơ khí thẳng thắn cho biết.

Bản thân ông Dũng cũng thừa nhận, cơ khí nội địa vẫn còn dùng hàng cũ nhiều. Nhưng bóng dáng của 4.0 là rất tích cực. “Ngành gia công cơ khí chúng ta khá lạc hậu với tầm 70% đang dùng máy cũ nên công suất thấp. Tuy nhiên, hãy nhìn các tín hiệu như Samsung, GE hay Boeing đã và có ý định vào Việt Nam. Điều đó phản ánh rằng, phần nào các đại gia tin tưởng thế hệ công nghệ mới của Việt Nam sẽ sớm được nâng tầm”, ông Dũng bình luận.

Viễn Thông – theo vnexpress

Sinh viên HUTECH học cách sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học vào nông nghiệp và xử lý môi trường

Với mục tiêu cung cấp, cập nhật các kiến thực thực tế về công nghệ sản xuất và xu hướng phát triển chế phẩm sinh học cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học, sáng 21/11 vừa qua, Viện Khoa học Ứng dụng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH ) đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu và phát triển chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và môi trường ở Việt Nam” tại Trung tâm Đào tạo Nhân lực Chất lượng cao HUTECH (Quận 9).  

Tại hội thảo, TS. Võ Thị Hạnh – Giám đốc Công ty TNHH Sinh học Phương Nam – đã giới thiệu những kiến thức bổ ích về tầm quan trọng của chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản và tác dụng của chế phẩm sinh học trong việc góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam.

TS. Võ Thị Hạnh giới thiệu những kiến thức bổ ích về tầm quan trọng của chế phẩm sinh học 

Theo đó, TS. Hạnh cho biết ứng dụng chế phẩm sinh học là những ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, thay thế hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, mở ra hướng đi cho sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.Với những kiến thức hữu ích mà TS. Hạnh cung cấp, các bạn sinh viên đã sôi nổi đặt câu hỏi thảo luận xung quanh các vấn đề về những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để thực hiện, áp dụng các chế phẩm sinh học hữu ích này vào thực tế sản xuất.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên Viện Khoa học ứng dụng
Sản xuất – thương mại hóa chế phẩm sinh học hiện là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ sinh học ở HUTECH và buổi hội thảo này cũng là một trong những chuỗi hoạt động thiết thực nhằm tăng cường quan hệ hợp tác, gắn kết với doanh nghiệp, tạo sân chơi cho sinh viên được mở mang kiến thức mới vào vận dụng thực tế.
TS. Nguyễn Hoài Hương đại diện Viện Khoa học ứng dụng HUTECH tặng hoa cho diễn giả
Hội thảo “Nghiên cứu và phát triển chế phẩm sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và môi trường ở Việt Nam” giúp sinh viên, cán bộ, giảng viên ngành công nghệ sinh học, thực phẩm và môi trường có quan tâm và dự định làm việc trong lĩnh vực Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường có cơ hội giao lưu chia sẻ, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp từ đó có thêm những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích và cần thiết.Tin: Vân Anh 
Ảnh: Thế Minh
Phòng Tư vấn – Tuyển sinh – Truyền thông
Nguồn:Trường Đại học HUTECH

Commercialising research discoveries to combat climate change

Nguồn trích dẫn:  trang 17, Business Envoy March 2017, link download toàn văn tại đây. (.pdf file)

          Dr Vo Thi Hanh and her colleagues from the Vietnam Academy of Science and Technology have established a private company, Phuong Nam Biology, to commercialise their research discoveries. Dr Hanh’s research has discovered ways to biologically treat the waste water pollutant from ethanol to produce microbial fertilisers that reduce chemical usage and probiotics for animals and aquaculture, improving their feed conversion ratios.

With support from the Australian-funded Vietnam Climate Innovation Center, Phuong Nam Biology is scaling up the production of fertilisers for licensing to ethanol factories. The company is also helping Vietnam to address climate change by developing a commercially viable model for treating waste water without using chemicals or energy.

Lê Tấn Hưng

Trích dẫn từ Business Envoy March 2017 trang 17

Sự thật khủng khiếp về những kết quả thử nghiệm phân bón

Kết luận thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) mới công bố về những sai phạm ở 11 tổ chức được Cục Trồng trọt thuộc Bộ này chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón…có thể nói khó thể tưởng tượng được và hậu quả với nông nghiệp, nông dân là vô cùng lớn.

 Phân bón giả làm mất mùa, lúa, ngô không đậu hạt

Phân bón giả làm mất mùa, lúa, ngô không đậu hạt

Không được phép, vẫn chứng nhận, kiểm nghiệm phân bón

Tại một hội nghị về vấn đề chất lượng phân bón do Văn phòng Chính phủ tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam khi nói về tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan hiện nay đã khẳng định:”Tình trạng này có nguyên nhân từ quản lý yếu kém của nhà nước”.

Điều này được thể hiện khá rõ qua kết luận thanh tra của Bộ NN&PTNT tại 11 đơn vị được Cục Trồng trọt chỉ định là cơ sở chứng nhận, thử nghiệm phân bón vừa qua.

Điển hình nhất trong các đơn vị này là Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ (gọi tắt Trung tâm vùng Nam Bộ). Theo Thanh tra Bộ NN&PTNT, Trung tâm này là tổ chức được chứng nhận khi chưa đủ năng lực theo Luật Tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật. Đáng nói, Trung tâm này khi được Cục Trồng trọt ra quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận phân bón đã “không có Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động. Phòng thử nghiệm phân bón của Trung tâm cũng không có Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm.

Với những yếu kém, sai từ gốc như vậy, Trung tâm này đã thực hiện chứng nhận, kiểm nghiệm cho hàng ngàn sản phẩm, hàng trăm doanh nghiệp với mức độ sai phạm được cho là “rất nghiêm trọng”.

Cụ thể: Trung tâm trên đã chứng nhận hợp quy cho 496 sản phẩm không nằm trong danh mục qui định của Bộ NN-PTNT, vi phạm qui định Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (CLSPHH). Nghiêm trọng hơn nữa, Trung tâm vùng Nam Bộ còn chứng nhận cho 1.274 sản phẩm phân bón vô cơ trong khi Trung tâm này không hề được chỉ định chức năng trên (chỉ được chứng nhận phân bón DAP và phân lân nung chảy”. Đây là hành vi “chứng nhận ngoài phạm vi được chỉ định” mà Nghị định 80/2013/NĐ-CP đã nghiêm cấm. Sau khi chứng nhận xong, Trung tâm cũng không hề lưu mẫu.

Tất cả điều này dẫn đến hàng ngàn sản phẩm phân bón của 276 doanh nghiệp đã không được kiểm soát về chất lượng, chứng nhận sai, nhiều sản phẩm nằm ngoài danh mục cho phép…nhưng đã được đóng dấu “hợp quy”, bán tràn lan trên thị trường.

Giả mạo hồ sơ, gian dối trong chứng nhận hợp quy

 Lấy mẫu kiểm tra phân bón ở Công ty Thuận Phong (Đồng Nai)

Lấy mẫu kiểm tra phân bón ở Công ty Thuận Phong (Đồng Nai)

Không chỉ có Trung tâm vùng Nam Bộ, 10 đơn vị được Cục Trồng trọt chỉ định là đơn vị thử nghiệm, chứng nhận chất lượng phân bón đều có mức độ sai phạm nghiêm trọng khác nhau.

Công ty Cổ phần giám định cà phê và hàng hoá xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) khi được thanh tra không có tài liệu chứng minh có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón, không có giấy đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận.

Tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (Quatest 2), đoàn thanh tra khẳng định trung tâm này không đủ kinh nghiệm, không thực hiện đánh giá, giám sát với sản phẩm phân bón đã chứng nhận hợp quy…Cơ sở này đã chứng nhận hợp quy không độc lập, không đảm bảo khách quan và cấp chứng nhận cho 17 sản phẩm. Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (Vietcert), Công ty TNHH Kencert, Trung tâm chất lượng nông lâm sản vùng 2 và nhiều đơn vị khác cũng có những sai phạm tương tự như Quatest 2.

Theo kết luận thanh tra, nhiều đơn vị được thanh tra còn có những sai phạm nghiêm trọng khác như: Không thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm phân bón nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận hợp quy để các sản phẩm này lưu thông ra thị trường; sử dụng phòng thử nghiệm chưa được chỉ định để phân tích chỉ tiêu phân bón và sử dụng các kết quả phân tích không có giá trị sử dụng để cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho doanh nghiệp.

Nhiều đơn vị được kết luận đã giả mạo hồ sơ để đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận; gian dối trong chứng nhận hợp quy cho sản phẩm khi chưa được lưu hành trên thị trường; lập khống hồ sơ chứng nhận hợp quy, khi ban hành quyết định chứng nhận hợp quy phân bón không có hồ sơ đánh giá chứng nhận. Có một số cơ sở còn có dấu hiệu giả mạo chữ ký để lập hồ sơ chứng nhận hợp quy phân bón; gian lận trong đánh giá chứng nhận hợp quy…

Những sai phạm của toàn bộ 11 đơn vị được thanh tra trên, theo đánh giá của đoàn thanh tra, có phần trách nhiệm lớn của Cục Trồng trọt. Theo đánh giá chung của cơ quan thanh tra, nhiều năm qua, Cục này không kịp thời tham mưu ban hành các văn bàn để tạo hành lang pháp lý, kỹ thuật cho hoạt động chứng nhận hợp quy; không thường xuyên giám sát, kiểm tra các tổ chức mà Cục này đã chỉ định hoạt động thử nghiệm, hợp quy. Thậm chí, năm 2014, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Cục này kiểm tra, rà soát toàn bộ hoạt động của các tổ chức chứng nhận phân bón được chỉ định, xử lý, thu hồi giấy phép các đơn vị sai phạm nhưng đến nay Cục này vẫn chưa thực hiện.

Huỷ toàn bộ quyết định chỉ định với 11 cơ sở

 Một cơ sở kinh doanh phân bón giả số lượng lớn bị bắt giữ

Một cơ sở kinh doanh phân bón giả số lượng lớn bị bắt giữ

Đây là một trong những đợt thanh tra hiếm hoi có quyết định khá mạnh với sai phạm của một đơn vị cấp Cục của Bộ NN-PTNT. Đoàn thanh tra này, sau khi khẳng định cả 11 cơ sở đã thanh tra đều sai phạm và vạch ra những sai phạm lớn của Cục Trồng trọt đã kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT chỉ đạo rút, hủy toàn bộ các quyết định chỉ định DN, đơn vị tổ chức chứng nhận phân bón và Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm phân bón đối với 11 đơn vị được thanh tra; yêu cầu các tổ chức chứng nhận phân bón thu hồi toàn bộ các giấy chứng nhận hợp quy đã cấp không đúng quy định.

Đoàn thanh tra cũng đã yêu cầu Cục Trồng trọt tổ chức kiểm điểm với những công chức có hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện đánh giá chỉ định, giám sát tổ chức chứng nhận phân bón và phòng thử nghiệm, các công chức đã thẩm định hồ sơ, trình ký quyết định chỉ định…

Thậm chí, theo đoàn thanh tra, những sai phạm khi tham mưu, chỉ định Trung tâm vùng Nam Bộ được thử nghiệm và chứng nhận chất lượng phân bón khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật là hành vi “lợi dụng vị trí công tác để cố ý làm trái”- một tội danh hình sự.

Tuy nhiên, Đoàn thanh tra này cũng chỉ kiến nghị “tổ chức kiểm điểm”, “rút kinh nghiệm”…với các cá nhân một số cơ quan, tổ chức liên quan và cả với cán bộ, công chức ở Cục Trồng trọt…

Kết luận thanh tra này vẫn để một lỗ hổng rất lớn về việc kiến nghị, xử lý thế nào về hậu quả với hàng ngàn sản phẩm phân bón của hàng trăm doanh nghiệp kinh doanh phân bón được cấp chứng nhận không đúng, lưu hành sản phẩm không được kiểm soát chất lượng ra thị trường.

Trao đổi với Dân trí tối ngày 11.5, một quan chức ngành Khoa học-Công nghệ cho rằng, hậu quả của tình trạng thử nghiệm, chứng nhận sai với số lượng lớn sản phẩm phân bón như vậy là vô cùng nghiêm trọng vì điều này là một nguyên nhân dẫn đến sản phẩm phân bón kém chất lượng không được kiểm soát.

“Sản phẩm phân bón kém chất lượng, thậm chí là phân bón giả lại được chứng nhận, lưu hành không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả sản xuất nông nghiệp, chất lượng cây trồng, đến thu hoạch, đời sống của nông dân. Phân bón giả, kém chất lượng còn ảnh hưởng rất tiêu cực đến nguồn nước ngầm và làm thoái hoá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp, có thể lên đến cả trăm năm”, quan chức này nhận định.

Mạnh Quân

Nguồn: Dân Trí

Nhà máy xăng sinh học nghìn tỷ đồng “thoi thóp” chờ cơ chế

Không cạnh tranh được về giá, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (thuộc Cty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung) bị thua lỗ nặng và ngừng hoạt động. Đồng thời, đề nghị hoãn nộp thuế GTGT và khoanh nợ gốc vay.

Vào tháng 9/2009, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất khởi công tại Khu Kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) với tổng vốn đầu tư gần 2.219 tỷ đồng. Theo thiết kế, nhà máy có công suất 100 triệu lít ethanol/năm. Đến tháng 2/2012, nhà máy đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, từ tháng 4/2015, nhà máy ngừng sản xuất vì sản phẩm không bán được ra thị trường do giá thị trường thấp hơn so với giá bán của nhà máy khoảng 2.000 đồng/lít.

 Nhà máy hứa hẹn cung ứng xăng nhiên liệu sinh học E5 đúng lộ trình lại bị thoi thóp ngay trên sân nhà vì không cạnh tranh về giá bán.

Nhà máy hứa hẹn cung ứng xăng nhiên liệu sinh học E5 đúng lộ trình lại bị thoi thóp ngay trên sân nhà vì không cạnh tranh về giá bán.

Ông Phạm Văn Vượng – Giám đốc Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung cho biết: “Không cạnh tranh về giá, nhà máy bị thua lỗ nặng và thường xuyên hoạt động cầm chừng. Bây giờ nhà máy tạm ngưng hoàn toàn, chờ thị trường khởi sắc trở lại thì tiếp tục sản xuất”.

Theo ông Vượng, hiện Công ty đang kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi và Cục thuế tỉnh có cơ chế cho phép doanh nghiệp tạm hoãn nộp thuế GTGT đầu ra trong năm 2016, số thuế phát sinh phải nộp trong năm 2016 sẽ được đơn vị nộp vào các năm sau khi cân đối và phục hồi trở lại.

Bên cạnh đó, nhà máy vận động 128 kỹ sư, công nhân nghỉ việc không lương từ tháng 3/2016 để chờ việc. Đồng thời, cung ứng 38 kỹ sư cho Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn nhằm giữ lại bộ khung khi hoạt động trở lại; bố trí 50 công nhân thực hiện bảo quản nhà máy.

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đang tìm giải pháp để kiến nghị Chính phủ có hướng tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Hồng Long

Nguồn: dantri.com.vn

Tiến sĩ Việt 4 lần được vinh danh trên bức tường Viện ung thư Mỹ

Chứng kiến nhiều cảnh đau lòng của bệnh nhân ung thư, tiến sĩ Phan Minh Liêm mang kiến thức tích lũy từ Viện ung thư số một tại Mỹ về nước với những dự án giúp người Việt phòng trị ung thư.

Chàng trai sinh năm 1983 chọn nghiên cứu về ung thư khi còn là sinh viên tại khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM. Tốt nghiệp đại học năm 2005, Phan Minh Liêm giành suất học bổng đến Mỹ với hành trang là ước mong được tìm cách giúp bệnh nhân chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo vốn là nỗi ám ảnh “trời kêu ai nấy dạ”.

Hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu ở môi trường quốc tế, anh là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson đặt tại Houston, Texas. Đây là Viện ung thư số một tại Mỹ, kết hợp hiệu quả giữa đào tạo, nghiên cứu và điều trị, chữa trên một triệu bệnh nhân mỗi năm. Được học tập, làm việc nơi này là mơ ước của nhiều bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu chống ung thư thế giới. Với quy trình chọn lọc gắt gao, dù có hàng nghìn giáo sư, bác sĩ làm việc nhưng nơi đây mỗi năm nơi đây chỉ tuyển khoảng hơn 50 sinh viên từ nhiều nước.

tien-si-viet-4-lan-duoc-vinh-danh-tren-buc-tuong-vien-ung-thu-my

Hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu ở môi trường quốc tế, tiến sĩ Phan Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson. Ảnh: P.L

Tâm huyết sứ mệnh tiêu diệt ung thư, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Liêm dẫn đầu đã phát hiện một gene có khả năng ức chế, triệt tiêu hiệu quả quá trình tạo năng lượng của khối u. Khi gene này được kích hoạt, các tế bào ung thư sẽ không lấy được dinh dưỡng hoặc sẽ lấy được dinh dưỡng nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt hoặc ngưng tăng trưởng, không di căn được. Theo các kết quả thử nghiệm ban đầu, phương pháp này hữu hiệu đối với nhiều loại ung thư, đặc biệt là các loại tế bào ung thư ác tính và di căn. Phương pháp này mở ra hướng đi mới cho điều trị trong tương lai với hy vọng có thể tấn công các tế bào ung thư một cách hiệu quả, chính xác mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tế bào khỏe mạnh.

Cùng với các cộng sự, chàng tiến sĩ quê Khánh Hòa có hàng loạt công trình nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín về công nghệ sinh học và ung thư. Anh còn nhận được các giải thưởng danh giá, học bổng của Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ và nhiều tổ chức trao tặng. Trong lịch sử 74 năm từ khi Viện thành lập, anh là sinh viên quốc tế đầu tiên và duy nhất đến nay được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội Sinh viên Cao học.

“Ung thư ngày càng cướp đi sinh mạng của quá nhiều người. Dù việc điều trị đang có nhiều tiến bộ nhưng bao nhiêu năm vẫn chưa thật sự hiệu quả như mong đợi. Nhìn bệnh nhân đau đớn vật vã với khối u và tác dụng phụ càng khiến mình thêm động lực lao vào nghiên cứu”, tiến sĩ trẻ trải lòng. Nhóm của anh cũng đang phát triển các thiết bị mới kết hợp công nghệ nano và vi mao dẫn để phát hiện bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.

Con đường sự nghiệp, danh vọng ở Mỹ đang rộng mở thênh thang nhưng đau đáu giúp quê hương khiến anh luôn khao khát trở về. Người vợ đang học tiến sĩ dược tại ĐH Texas cũng luôn sát cánh chia sẻ tâm nguyện này của anh. Mỗi lần về thăm quê hương, canh cánh trong anh là sự xót xa khi tỷ lệ ung thư Việt Nam càng ngày càng gia tăng nhanh và bệnh viện luôn chen chúc quá tải. Những yếu tố như môi trường ô nhiễm, dân số đang già đi với nhiều bệnh tật, thực phẩm nhiều hóa chất, tiêu thụ rượu bia thuốc lá, lười vận động, rối loạn giấc ngủ… khiến ung thư càng có cơ hội hoành hành. Một khi đã mắc bệnh, do phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn với tỷ lệ thành công thấp.

Từ năm 2012, anh là cầu nối góp phần đưa các giáo sư hàng đầu tại Viện Anderson sang Việt Nam tham gia các buổi nói chuyện, các khóa đào tạo cung cấp kiến thức mới về ung thư cho các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ, sinh viên Việt, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và đào tạo.  Anh xúc tiến thành lập tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến Vietnam Journal of Science cùng với các cộng sự, tham gia vào ban cố vấn Hiệp hội các học giả của Quỹ Giáo dục Việt Nam… Góp phần giúp mọi người “thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”, anh dành nhiều thời gian nói chuyện để chia sẻ kiến thức mình đã tích lũy được trong suốt quá trình nghiên cứu.

tien-si-viet-4-lan-duoc-vinh-danh-tren-buc-tuong-vien-ung-thu-my-1

Tiến sĩ Liêm và các cộng sự đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: P.L

Trong câu chuyện nhiều nhiệt huyết, anh say mê về những dự định giúp người dân có thể phòng ngừa được ung thư. Dẫu phải vất vả khi duy trì công việc hai nơi nhưng anh vẫn quyết tâm đến cùng. Chuyến về Việt Nam lần này, anh đang phát triển các kết quả nghiên cứu khoa học thành sản phẩm hữu ích. Kết hợp thuốc kháng và phòng ngừa ung thư trong thức ăn, nước uống từ nguồn thực phẩm được kiểm định chặt chẽ, anh hy vọng có thể sớm mang đến liệu pháp ngừa ung thư hiệu quả cho người Việt.

Tại Viện Ung thư Anderson, bệnh nhân khi điều trị ung thư thành công sẽ được mời tham gia một nghi lễ hết sức trang trọng. Khi đó, bệnh nhân sẽ tự tay dùng búa gỗ đánh vào một cái cồng đặt tại trung tâm bệnh viện để chào mừng chiến tích của mình và đội ngũ chuyên gia y tế cũng như động viên những bệnh nhân khác đang trong quá trình điều trị. Vì quá trình chữa trị ung thư thường rất đau đớn với nhiều tác dụng phụ và đòi hỏi sự nỗ lực phi thường nên đó thật sự là một cuộc chiến và người chiến thắng bệnh tật được xem là anh hùng. Con đường phòng chống ung thư vẫn còn dặm dài gian nan, chính tiếng cồng chiến thắng này đã góp phần nuôi vững động lực cho những nhà khoa học như tiến sĩ Liêm.  ­

Lê Phương

Nguồn: Báo điện tử vnexpress

12 công trình được trao tặng Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất

Sáng 20/1, UBND tỉnh đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất năm 2015 nhằm tôn vinh các nhà khoa học đã có những công trình, cụm công trình KH&CN áp dụng vào sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lâm Đồng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm và ông Ngụy Xứng Hùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh trao cúp, hoa và bằng chứng nhận cho các tác giả có công trình, cụm công trình đạt giải A
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Liêm và ông Ngụy Xứng Hùng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh trao cúp, hoa và bằng chứng nhận cho các tác giả có công trình, cụm công trình đạt giải A
Sau hơn 1 năm phát động, đã có hơn 70 công trình, cụm công trình đăng ký tham dự Giải thưởng. Trong đó, có 19 công trình, cụm công trình KH&CN hội tụ đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, đây là những công trình tiêu biểu được giới thiệu để Hội đồng thẩm định của tỉnh xem xét, đánh giá. Một số công trình được các ủy viên hội đồng đánh giá đạt tính khoa học cao và đã chuyển hóa thành công vào thực tiễn sản xuất – đời sống đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng”, “Địa chí Lâm Đồng”, “Công nghệ nhân giống khoai tây in vitro thay thế phương pháp nhân giống khoai tây truyền thống từ củ, phục vụ sản xuất khoai tây và một số cây trồng khác tại tỉnh Lâm Đồng”…
 
Kết quả, BTC và Hội đồng xét giải đã xét chọn, tôn vinh được 12 công trình, cụm công trình xuất sắc nhất để UBND tỉnh trao giải, gồm 3 giải A, 3 giải B và 6 giải C. Giải A lĩnh vực nghiên cứu khoa học thuộc về công trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng (1930 – 2005)” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Trưởng ban biên soạn là ông Nguyễn Văn Hương – TUV, Nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổng Biên tập Báo Lâm Đồng; công trình “Công nghệ nhân giống khoai tây in vitro thay thế phương pháp nhân giống khoai tây truyền thống từ củ, phục vụ sản xuất khoai tây và một số cây trồng khác tại tỉnh Lâm Đồng” đạt giải A lĩnh vực nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ của Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh với chủ nhiệm là ông Nguyễn Văn Uyển; Công trình “Nghiên cứu điều chế các dược chất phóng xạ I – 131 và P – 32, ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt do ông Dương Văn Đông – Giám đốc Trung tâm đồng vị phóng xạ, Viện NCHN Đà Lạt làm chủ nhiệm đạt giải A lĩnh vực ứng dụng công nghệ.
 
Đến dự lễ trao giải thưởng, ông Trần Ngọc Liêm – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC đã chúc mừng và đánh giá cao các công trình đạt giải. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: các công trình, cụm công trình KH&CN vinh danh lần này là thực sự thuyết phục, đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất, đời sống của nhân dân, đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Tuấn Hương

Nguồn tin: baolamdong.vn

Nhà vườn méo mặt vì chanh không hạt rớt giá thảm hại

Từ 45.000 đồng/kg, chanh không hạt tỉnh Hậu Giang đã rớt xuống còn từ 4.000-6.000 đồng/kg. Tình trạng này đã kéo dài cả tháng nay, khiến cho nhiều nhà vườn “méo mặt”.
 >> Chặt nhãn, đốn chôm chôm để trồng chanh không hạt
 >> Hậu Giang: Chanh không hạt giá cao vẫn hút hàng

 

 Ở thời điểm này giá chanh không hạt tại các nhà vườn Hậu Giang chỉ còn 4.000-6.000đ/kg

Ở thời điểm này giá chanh không hạt tại các nhà vườn Hậu Giang chỉ còn 4.000-6.000đ/kg

Ông Phan Văn Á, ngụ ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh – nơi có diện tích chanh không hạt lớn nhất huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, thời điểm này giá chanh không hạt có lúc xuống còn 4.000-6.000 đồng/kg.

“Tình hình giá cả như vầy tôi cũng không ngờ tới. Đây là giá bán thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Giá chanh thấp, sâu bệnh lại nhiều nên năm nay tôi chỉ huề vốn, không có lời” – ông Á thông tin.

Ông Lê Đức Trí, ngụ cùng xã Đông Thạnh cũng cho biết: “Tôi có hơn 3ha trồng chanh không hạt, với giá như hiện nay coi như không có lời. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài thì càng khổ nữa”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những năm gần đây, do nhận thấy việc trồng chanh không hạt lời nhiều nên hàng loạt nhà vườn đua nhau tăng diện tích. Thậm chí, có nông dân còn sẵn sàng phá bỏ vườn nhãn, chôm chôm hoặc bỏ lúa để lên bờ trồng chanh không hạt.

Hậu Giang hiện có đến trên 1.000ha đất trồng chanh, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha  trồng mới.
Hậu Giang hiện có đến trên 1.000ha đất trồng chanh, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha  trồng mới.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang thì năm 2009 tỉnh này chỉ có khoảng 20ha chanh không hạt nhưng hiện nay có đến trên 1.000ha, trong đó có 600ha đang cho trái, 400ha đang trồng mới.

Ông Ngô Minh Long – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang nhận định, gần đây diện tích chanh không hạt trồng mới có xu hướng tăng nhanh, diện tích đang cho trái tăng theo hàng năm.

“Để hạn chế việc giá giảm như hiện nay thì chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho bà con áp dụng qui trình sản xuất chanh theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để xuất khẩu. Đồng thời, chúng tôi sẽ tuyên truyền, không khuyến cáo bà con trồng mới diện tích chanh” – ông Long nhấn mạnh.

Diễm Quỳnh

Báo Dân Trí online

Hà Nội tiêu thụ 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội.

 
 Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn), cho biết thời điểm hiện tại, mỗi ngày khoảng 250-350 tấn rau củ, quả Trung Quốc về qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong đó, mặt hàng rau củ chủ yếu là hành, tỏi, khoai tây.

Còn mặt hàng hoa quả, hiện có táo Trung Quốc mỗi ngày về 60-80 tấn, nho đỏ Trung Quốc khoảng 30 tấn… Nhiều nhất là mặt hàng cam có vỏ ngoài màu xanh với số lượng nhập qua cửa khẩu Tân Thanh khoảng gần 100 tấn mỗi ngày.

Vậy, sau khi qua cửa khẩu Tân Thanh, số rau củ quả, đặc biệt là số lượng cam gần 100 tấn đó được tiêu thụ ở đâu?

Cam Trung Quốc, cam Hà Giang, cam Hưng Yên, đội lốt, gắn mác, cam xanh, giá rẻ, cửa khẩu Tân Thanh, cam-Trung-Quốc, cam-Hà-Giang, cam-Hưng-Yên, đội-lốt, gắn-mác, cam-xanh, giá-rẻ, cửa-khẩu-Tân-Thanh

Mỗi ngày có gần 100 tấn cam xanh Trung Quốc được nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh

 

Thực tế, trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại cam như: cam sành, cam xoàn Sài Gòn, cam cara, cam đường, cam Hà Giang… Tuy nhiên, tất cả các loại cam này đều được người bán khẳng định là cam Sài Gòn, cam Hà Giang, cam Hưng Yên hay cam Mỹ. Tuyệt nhiên không có cam Trung Quốc bán trên thị trường.

Cụ thể, trên đường Nguyễn Xiển, Giải Phóng hay khu vực các chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay có bán khá nhiều loại cam giá rẻ chỉ 25.000 đồng/kg, bên ngoài loại cam này có vỏ màu xanh, vỏ mỏng, bên trong ruột vàng ăn hơi chua. Người bán cho biết đây là cam bóc vỏ, dùng để vắt nước rồi bỏ thêm chút đường để uống hoặc có thể ăn luôn.

Tuy nhiên, tất cả các chủ hàng đều khẳng định loại cam này là cam từ Hưng Yên và các chủ hàng đều cho biết mùa cam ở Hưng Yên bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến khoảng tháng 9 âm lịch là hết.

Tại đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), loại cam giá có vỏ xanh này còn được bán với giá chỉ 20.000 đồng/kg với mác cam Hà Giang chính hiệu.

Cam Trung Quốc, cam Hà Giang, cam Hưng Yên, đội lốt, gắn mác, cam xanh, giá rẻ, cửa khẩu Tân Thanh, cam-Trung-Quốc, cam-Hà-Giang, cam-Hưng-Yên, đội-lốt, gắn-mác, cam-xanh, giá-rẻ, cửa-khẩu-Tân-Thanh

Song, tại thị trường, các loại cam đều được biến thành cam Hưng Yên, Hà Giang để lừa người tiêu dùng.

 

“Em ơi mua cam đi, cam Hà Giang mới vào vụ tươi ngon lắm. Chị bảo hành luôn nhé. Chị bán toàn người lấy 2-5kg về ăn thôi” – một người bán cam tên Thuận trên đường Kim Giang nói.

Bà Nguyễn Thị Yến, một đầu mối chuyên bỏ sỉ cam tại chợ Long Biên (Hà Nội), cho biết, ở Hà Nội, nếu muốn biết nguồn gốc hoa quả ngoài chợ thì chỉ có ra chợ đầu muối người mua mới biết đích xác được nguồn gốc rau củ quả có xuất xứ từ đâu.

“Chợ đầu mối hàng Trung Quốc thì bảo là hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam bảo là hàng Việt Nam, không có chuyện lẫn lộn hàng Trung Quốc thành hàng Việt. Song, ra đến chợ bán lẻ, hàng Trung Quốc đều được người bán gắn cho cái mác hàng Việt để dân tin mua nhiều hơn” – bà Yến nói.

Trao đổi với PV Báo VietNamNet, bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, khẳng định tại Hưng Yên chưa có cam bán ra thị trường các tỉnh bởi cam tại các vườn trồng giờ vẫn còn nhỏ.

Theo bà Chải, tùy thuộc vào thời tiết mà cam Hưng Yên cho thu hoạch sớm hay muộn, song những năm trước cam Hưng Yên thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm chứ không thể nào mới tháng 7 âm lịch đã có cam của Hưng Yên bán tràn lan trên thị trường như thế này được.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cũng khẳng định loại cam vỏ mỏng màu xanh có giá bán 20.000 – 25.000 đồng ở Hà Nội không phải là cam Hà Giang.

Theo ông Vinh, cam Hà Giang có hai loại, loại cam sành mẫu mã không được đẹp như cam sành Sài Gòn, vỏ ngoài khi chín có màu vàng đỏ, cam có vị thơm, ăn ngọt xen lẫn vị hơi chua, có hạt. Còn một loại nữa là cam vỏ xanh gần giống quýt. Tuy nhiên, tại các vườn trồng, cả hai loại cam này vẫn còn nhỏ, đường kính của quả cam mới được khoảng 3cm.

“Phải đến tầm tháng 10 âm lịch mới có cam Hà Giang bán, chứ bây giờ mà nói có cam Hà Giang bán trên thị trường Hà Nội thì đều là cam từ nơi khác đội lốt cam Hà Giang hết” – ông Vinh nói.

Theo Bảo Hân (Vietnamnet)

Thanh long ‘10.000 đồng 4kg’ bán đổ đống ở Sài Gòn

Đang chính vụ nhưng thương lái Trung Quốc giảm thu mua vì tỷ giá biến động khiến nông sản này bị bán rẻ như cho.

Gần một tuần nay, trên một số tuyến đường ở TP HCM như Lê Văn Việt (quận 9), Phan Văn Trị  (Bình Thạnh), Quang Trung (Gòn Vấp)…, thanh long giá rẻ đổ thành những đống lớn bán đầy đường.

Tại đường Phan Văn Trị, có khoảng 4-5 điểm bán với số lượng lên tới cả tấn. Đa phần thanh long ruột trắng trái to, mẫu mã đẹp chỉ có giá 10.000 đồng 3kg. Trái nhỏ hơn một chút 4kg giá 10.000 đồng. Anh Thiện, một chủ vựa cho biết, mặt hàng này được chở về từ Bình Thuận, đã vào giữa vụ nhưng sức mua không hề tăng. Nhiều nhà bán không được nên đổ đầy vườn và đường. Thấy vậy, anh liền cho thu gom và mua lại với giá rẻ. Nhiều chuyến chở về TP HCM chỉ mất tiền phí vận chuyển nên mới có giá “bèo” như vậy.

Hiện ở Bình Thuận, giá thanh long bán tại vườn chỉ 500 – 3.000 đồng một kg, còn sản phẩm dành cho xuất khẩu giá 4.000 -7.000 đồng.

Cũng bán giá 10.000 đồng 4kg, anh Hoàng, người bán thanh long trên cùng tuyến đường cho biết, những năm trước thời điểm này là cuối của vụ thuận nên giá khá cao, dù là hàng dạt cũng tầm 8.000 -10.000 đồng một kg, nhưng năm nay nhiều trái ngon giá không bằng một phần ba của năm ngoái. Trong khi đó, sức mua ở thị trường nội địa vẫn rất thấp, người tiêu dùng TP HCM không mấy mặn mà.

IMG-4438_1441010731.jpg

10.000 đồng 4kg thanh long được rao bán tại đường Phan Văn Trị (Bình Thạnh). Ảnh: Thi Hà.

“Cả tháng nay, thanh long của các hộ trồng ở Bình Thuận đổ bỏ rất nhiều. Tiếc quá nên tôi tìm đến một số nhà vườn để lựa mua những trái chất lượng với giá chỉ 500 – 1.500 đồng một kg. Sau khi tính thêm phí vận chuyển lên TP HCM, tôi chỉ bán giá dao động 3.000 – 4.000 đồng một kg. Thế nhưng, với sức mua kiểu này tôi e mình sẽ bị lỗ”, anh Hoàng nói.

Chị Lan, chủ xe đẩy thanh long tại đường Quang Trung cho biết, rất hiếm khi bán trái cây này nhưng 2 tuần nay vì thấy sản phẩm về chợ quá rẻ nên lấy lại và bán ra với giá 10.000 đồng 2kg. “Đây là sản phẩm tôi cất công chọn kỹ lưỡng nên giá có cao hơn so với các xe đẩy khác. Các trái khá đều đặn và tươi chứ không phải là hàng dạt. Nhưng trung bình một ngày tôi bán chỉ được 20kg, ít hơn so với các sản phẩm khác trước đó, mà lãi cũng không đáng là bao”, chị Lan chia sẻ.

Không chỉ thanh long trắng bán với giá thấp thì thanh long đỏ trên xe đẩy đường Ngô Tất Tố hay chợ Văn Thánh (Bình Thạnh) giá cũng chỉ 10.000 đồng một kg, thậm chí 15.000 đồng 2kg. Trong khi trước đó, vào tháng 3/2015, giá thanh long ruột đỏ loại một ở Tiền Giang bán tại vườn có giá  20.000-21.000 đồng một kg, loại 2 giá 17.000-18.000 đồng.

Tại chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Thủ Đức, giá thanh long ruột đỏ nhập vào chợ hiện có giá từ 5.000 đến 10.000 đồng một kg, tùy loại.

Theo một số tiểu thương chuyên bán lẻ, sở dĩ giá thanh long giảm mạnh là do sức mua giảm. Thêm vào đó, tình hình xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc cũng gặp khó khăn. Riêng với thanh long ruột đỏ, một số sản phẩm có mẫu mã không được đẹp mắt như những vụ trước đó.

tlonga-3958-1441072481.jpg

2kg thanh long ruột đỏ loại ngon cũng chỉ có giá 15.000 đồng.

Ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long chợ Gạo tỉnh Tiền Giang cho biết, cách đây hơn một tuần thanh long ruột đỏ tại vườn chỉ bán được với giá 2.000 – 3.000 đồng một kg, nhiều hộ nông dân không có lãi nhưng vẫn phải cầm cự để chuẩn bị cho vụ kế tiếp.

“Thanh long Việt Nam chủ yếu dựa vào thị trường xuất khẩu chứ tiêu thụ nội địa rất thấp. Thế nhưng cuối vụ thuận năm nay, thời tiết biến đổi thất thường, loại trái cây này bị dịch bệnh dẫn đến mẫu mã xấu nên thương lái giảm thu gom”, ông Ửng cho biết nguyên nhân.

Bên cạnh đó, theo vị này, 70-80% sản phẩm xuất sang Trung Quốc nên khi đồng nhân dân tệ bị phá giá, nhiều thương lái Trung Quốc ngưng nhập hàng vì sợ thua lỗ nên hàng ùn ứ và phải bán với giá rẻ. Hiện tại, ở địa phương có trên 5.000ha thanh long, đa phần người dân đều phải chịu cảnh thua lỗ.

Cũng xác nhận thanh long Việt Nam phụ thuộc thị trường Trung Quốc, ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội thanh long bình thuận cho biết khi nhân dân tệ biến động, nông sản trong đó có thanh long khó tránh khỏi rủi ro ở thị trường này. Mặt khác, các thương lái Trung Quốc rất am hiểu tình hình mùa vụ thanh long tại Việt Nam nên nếu hàng được mùa họ có thể ép giá khi đang thu hoạch rộ.

Là đơn vị xuất khẩu loại trái cây này sang Singapore, ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op cũng đánh giá sản phẩm thanh long thiếu đồng đều về chất lượng. Đây là một trong những rào cản khiến thanh long khó len lỏi vào các thị trường khó tính và buộc phải chịu thiệt thòi khi phụ thuộc Trung Quốc. “Thời kỳ đầu, chúng tôi đã chủ động chọn sản phẩm thuộc loại hàng Top để xuất sang Singapore, nhưng rất bất ngờ khi siêu thị ở nước này loại gần hết hàng và chỉ chấp nhận những trái có độ đồng đều cao. Nhiều trái to, tròn mỡ màng nhưng bị loại vì kích cỡ quá lớn không đúng tiêu chuẩn”, ông Đức cho biết.

Thi Hà

Theo VNexpress

Chuyển hóa biodiesel từ sinh khối côn trùng – một hướng đi khả quan

 

Dầu HILO sau phản ứng transester hóa

Nhóm tác giả Đào Thị Ngọc Diệp, Phạm Thị Tình (bộ môn công nghệ sinh học, Trường ĐH nông lâm TP.HCM), đã nghiên cứu phương pháp khả năng chuyển hóa biodiesel từ sinh khối côn trùng, một hướng đi có nhiều triển vọng trong sản xuất nhiên liệu sinh học giá rẻ.

Biodiesel là một nguồn năng lượng thay thế đầy tiềm năng cho diesel dầu mỏ, tuy nhiên, giá thành biodiesel không hề rẻ. Nhằm giảm chi phí sản xuất, các nguồn nguyên liệu giá rẻ được quan tâm và tìm kiếm nhiều hơn và côn trùng là một trong những nguồn nguyên liệu đầy hứa hẹn với số lượng dồi dào và chủng loại phong phú nhất trên thế giới.

Nhóm tác giả Đào Thị Ngọc Diệp, Phạm Thị Tình (bộ môn công nghệ sinh học, Trường ĐH nông lâm TP.HCM), đã nghiên cứu phương pháp khả năng chuyển hóa biodiesel từ sinh khối côn trùng. Trong nghiên cứu này, ấu trùng sâu superworm Zophobas morio (Z. morio) và ấu trùng ruồi lính đen được lựa chọn và cho kết quả rất khả quan. Đây cũng là đề tài đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Ý tưởng sáng tạo năm 2015 do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn TP.HCM phối hợp với Sở công thương TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua.

Theo đó, ấu trùng Z. morio được nuôi tại phòng thí nghiệm công nghệ sinh học côn trùng, ấu trùng ruồi lính đen được nuôi tại vườn thực nghiệm Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường – Trường đại học nông lâm TP.HCM.

Thu sinh khối tươi ở độ tuổi 60 – 90 ngày đối với ấu trùng Z. morio và 15 – 20 ngày đối với ấu trùng ruồi lính đen; rửa sạch, sấy khô, để nguội trong bình hút ẩm, nghiền nhỏ. Để ly trích dầu thô, sinh khối khô ấu trùng được gói trong giấy lọc và ngâm trong petroleum ether 48 giờ ở nhiệt độ phòng. Loại bỏ túi lọc, đem dung dịch cô quay chân không để loại dung môi petroleum ether. Dầu thô được sấy qua đêm để loại hoàn toàn dung môi và nước. Sinh khối ấu trùng Z. morio trong nghiên cứu này có lượng lipid tổng số khá cao đạt 46,46% và sinh khối ấu trùng ruồi lính đen có hàm lượng lipid tổng số đạt 11,4 – 17,1%.

Sinh khối ấu trùng tươi: a) ấu trùng Zophobas morio; b) ấu trùng ruồi lính đen Ảnh: Ngọc Diệp 

 

Trong nghiên cứu này, các kết quả nghiên cứu chuyển hóa biodiesel từ dầu ấu trùng ruồi lính đen, Z. morio được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm bằng phương pháp kết hợp hai giai đoạn: phản ứng ester hóa xúc tác acid và phản ứng transester hóa xúc tác kiềm. Chất lượng biodiesel sản phẩm được đánh giá thông qua thành phần methyl ester.

Nhóm tác giả đã tiến hành tối ưu phản ứng transester hóa, thu được các kết quả: nhiệt độ phản ứng 850C, tỷ lệ methanol/dầu 6:1, 0,4% xúc tác NaOH, thời gian phản ứng trong 60 phút. Hiệu suất tối đa của phản ứng transester hóa đạt 84,33% đối với dầu ZMLO (Z. morio larva oil – dầu từ ấu trùng Z. morio) và 81,67% đối với dầu HILO (Hermetia illucens larva oil – dầu từ ấu trùng ruồi lính đen). Tỷ lệ acid béo bão hòa trong dầu ZMLO chiếm 38,31%, dầu HILO chiếm 52,33%. Biodiesel thu được có tính ổn định oxy hóa cao hơn các loại biodiesel khác. Thành phần acid béo bão hòa C16 và C18 đạt 37,4% (dầu ZMLO), 15,52% (HILO). Hàm lượng methyl ester trong sản phẩm đa dạng, có thể phối trộn để có loại nhiên liệu mong muốn. Ngoài ra, phân tích thành phần xác bã sinh khối sau khi ly trích dầu cũng cho thấy đây có thể trở thành nguồn nguyên liệu cung cấp protein cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Qua đánh giá khả năng chuyển hóa cho thấy, việc sản xuất biodiesel từ côn trùng có thể được ứng dụng trong thực tế.

Đại diện nhóm tác giả, Đào Thị Ngọc Diệp chia sẻ, biodiesel từ sinh khối côn trùng được sản xuất thành công ở quy mô phòng thí nghiệm sẽ tạo nền tảng cho những phát triển nguyên liệu mới trong sản xuất, cũng như tạo nguồn năng lượng bền vững trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Sử dụng nguồn nguyên liệu côn trùng giá rẻ sẽ làm giảm chi phí sản xuất trong ngành công nghiệp biodiesel. Đây là một kỹ thuật mới có 2 lợi ích: không cạnh tranh thực phẩm và đất nông nghiệp, góp phần xử lý môi trường thông qua việc chuyển đổi chất dinh dưỡng trong phụ phẩm nông nghiệp thành sinh khối.

Hàm lượng C16:0, C18:0 trong sản phẩm cao hứa hẹn một thế hệ biodiesel có độ nhớt và nhiệt trị phù hợp với động cơ diesel hiện tại. Sản phẩm biodiesel có tính ổn định oxy hóa tương đối cao, tăng độ an toàn, giảm khó khăn trong vấn đề lưu trữ. Sản phẩm phụ của quy trình là glycerin có thể được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa. Xác bã sau khi ly trích dầu có thể được tái sử dụng là nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi giàu protein hoặc phân bón.

Được biết, hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm trong thời gian tới là sẽ thử nghiệm nghiên cứu ở quy mô công nghiệp, sử dụng nhiều loại ấu trùng côn trùng khác và nghiên cứu mô hình xử lý rác thải hữu cơ bằng ấu trùng côn trùng.

 

VIỆT THY
Báo Khoa học phổ thông

Các nhà khoa học của ĐHQGHN phát triển phương pháp kiểm soát sinh học dịch bệnh trong nông nghiệp

Giải pháp này được nhóm các nhà khoa học Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN, đưa ra nhằm phòng trừ sự tàn phá nặng nề của vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa Xanthomonas, giúp bà con nông dân đạt hiệu quả năng suất lúa cao nhưng thân thiện với môi trường.

Vi khuẩn gây bệnh giảm năng suất lúa

Lúa là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, năng suất thu hoạch lúa luôn bị ảnh hưởng nặng nề do sự tàn phá của các loại bệnh như: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá lúa, bệnh tungro,… trong đó đặc biệt nguy hiểm là bệnh bạc lá lúa. Các thống kê cho thấy bệnh bạc lá lúa có thể làm giảm năng suất lúa của khu vực châu Á đến 60%. Ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa đã được phát hiện ở rất nhiều vùng miền, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Ở đây, bệnh bạc lá lúa trở nên nghiêm trọng và gây hại trong cả hai vụ xuân và vụ mùa, trên nhiều giống lúa khác nhau, đặc biệt trên các giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc: giống lai Khang dân, Q5, Tạp giao, Bắc ưu… Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích lúa nhiễm bệnh bạc lá năm 2013 là 135,4 nghìn ha, tăng gấp 6,5 lần so với năm 2010. Diện tích cây mắc bệnh tăng nhẹ từ năm 2010 đến năm 2011 và đột ngột tăng cao trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Diện tích lúa bị nhiễm nặng dẫn đến mất trắng vào năm 2013 là hơn 9,5 ngàn ha. Tình trạng mất trắng vẫn đang diễn ra và tăng cao trong các năm trở lại đây tập trung nhiều tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo TS. Nguyễn Kim Nữ Thảo, “bệnh bạc lá lúa do một loại vi khuẩn gram âm Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra. Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhưng cho đến nay, chưa có một phương pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa nào được đánh giá là hiệu quả, an toàn và kinh tế. Hiện nay, các nhà khoa học đã phần lớn người dân áp dụng phương pháp chuyển gen để tạo giống lúa kháng bệnh nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do phổ kháng quá hẹp của một hoặc hai gen được chuyển vào lúa. Hay cách sử dụng phương pháp hoá học cũng chưa thực sự thành công do tính đa dạng rất cao của các nòi Xoo, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nòi kháng thuốc. Đồng thời, phương pháp hóa học thường không an toàn cho môi trường và sức khỏe con người”.

Đứng trước sự khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh của người nông dân, nhóm các nhà khoa học Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học đã tiến hành nghiên cứu phương pháp kiểm soát sinh học (biocontrol). Phương pháp này được đánh giá rất cao do tính hiệu quả và mức độ an toàn đối với môi trường. Hiện nay, một số nghiên cứu trên thế giới sử dụng các chủng Bacillus sp., Streptomyces sp. có khả năng kháng Xoo bước đầu cho thấy tiềm năng của phương pháp kiểm soát sinh học đối với bệnh bạc lá lúa.

Xạ khuẩn – nguồn thuốc diệt vi khuẩn Xanthomonas

Xạ khuẩn được biết đến như một đối tượng vi sinh vật sản xuất các chất kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học có giá trị khác. Khoảng 3/4 các chất kháng sinh được sinh ra bởi xạ khuẩn. Ngày nay, nhiều chất trong số đó là các thuốc kháng sinh đang được ứng dụng và sản xuất rộng rãi. Trong khi đó, Việt Nam được xếp thứ 16 thế giới về mức độ đa dạng sinh học, với nhiều dạng môi trường sống, với hơn 12.000 loài thực vật và gần 300 loài thú, hơn 800 loài chim, hàng trăm loài cá và hàng nghìn loài côn trùng. Nguồn vi sinh vật của Việt Nam còn được đánh giá là giàu có hơn nhiều và có thể coi là nguồn gen có độ đa dạng cao và chưa được khám phá. Kể từ khi thành lập vào năm 1996, Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật (VTCC), Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN, đã thực hiện công tác phân lập và bảo tồn nguồn gen vi sinh vật từ các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước như Cúc Phương, Ba Bể, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Tam Đảo, Côn Đảo, Hòa Bình, Bạch Mã… VTCC đang lưu giữ trên 9000 chủng vi sinh vật thuộc các đối tượng khác nhau trong đó có trên 3000 chủng xạ khuẩn. Đặc biệt là các phương pháp phân lập khác nhau được sử dụng để phân lập được xạ khuẩn thuộc các nhóm khác nhau. Chính vì vậy, dưới sự tài trợ của quỹ NAFOSTED, TS. Phan Thị Phương Hoa và các cộng sự tại VTCC, Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQGHN, đã sàng lọc 2690 chủng xạ khuẩn hiện đang lưu giữ ở VTCC và phát hiện 17 chủng xạ khuẩn có khả năng kháng cả 10 nòi Xoo được tìm thấy ở Việt Nam. Thử nghiệm dịch nuôi cấy của một chủng VTCC-A-2776 trên lúa cho kết quả rất khả quan, giảm đến 43.2 % khả năng giảm năng suất lúa do Xoo.

Tiếp nối thành công đó, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Kim Nữ Thảo đã tiến hành các phân tích nhằm xác định thành phần, cấu trúc hoá học của các chất có hoạt tính kháng Xoo có mặt trong dịch nuôi cấy của chủng xạ khuẩn VTCC-A-2776, đồng thời xác định hàm lượng hoạt động cũng như tối ưu hoá điều kiện nuôi cấy để thu được chất có hoạt tính lớn nhất, tiến tới ứng dụng rộng rãi chế phẩm từ xạ khuẩn để kiểm soát bệnh bạc lá lúa. Kết quả nghiên cứu đã định danh chủng VTCC-A-2776 là Streptomyces toxytricini. Hai hoạt chất có độ tinh sạch cao và hoạt tính kháng Xoo mạnh từ chủng Streptomyces toxytricini VTCC-A-2776 này cũng đã được tách chiết và tinh sạch qua nhiều bước như tách bằng dung môi ethylacetate, tinh sạch bằng cột Sep-pak C18 và tinh sạch nhiều lần qua HPLC. Kết quả phân tích khối phổ cho thấy hai chất 1 và 2 đã được xác định cùng trọng lượng phân tử là 778.3 và đều là dẫn xuất của chất kháng sinh factumycin. Trong đó, chất 2 có nồng độ ức chế tối thiểu đối với Xoo thấp hơn chất 1. Hai hoạt chất được xác định là khá bền với nhiệt độ và có thể được bảo quản lâu dài, tạo ưu thế cho việc ứng dụng vào thực tiễn.

TS. Dương Văn Hợp – Viện trưởng Viện Vi sinh vật – đánh giá: “Đây là hướng nghiên cứu có giá trị khoa học và tính thực tế cao cho mục tiêu phát triển nền nông nghiệp xanh và bền vững. Việc nghiên cứu xác định bản chất và cấu trúc phân tử của dẫn xuất factumycin và cải biến di truyền tạo chủng xạ khuẩn sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm dạng thuốc có giá trị khoa học đạt trình độ cao. Thực tế thử nghiệm ban đầu quy mô nhỏ trên đồng ruộng cho thấy chủng VTCC-A-2776 có thể thay thế được thuốc bảo vệ thực vật hóa học và như vậy sản phẩm sẽ có ý nghĩa thực tế lớn về tính an toàn cho môi trường sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng”.

Tuy nhiên, để có thể đưa chế phẩm vi sinh kiểm soát bệnh bạc lá lúa này ứng dụng vào thực tiễn, rất nhiều việc còn cần phải thực hiện. Trong đó, việc tăng khả năng sinh chất ức chế Xoo của chủng VTCC-A-2776 là rất cần thiết nhằm tăng hiệu quả và giảm giá thành của sản phẩm. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học sẽ là cải biến di truyền để tạo ra một chủng sản xuất có khả năng tạo chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh bạc lá lúa an toàn, hiệu quả cho nền nông nghiệp xanh, bền vững. Minh Tuệ – ĐHQGHN

Báo Khoa học phổ thông

 

Đi tắt đón đầu xuất khẩu rau quả

Vượt qua 145 giải pháp kỹ thuật trên khắp các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, môi trường, thực phẩm, xây dựng… sáng chế “máy gặt đập lúa” của Công ty TNHH MTV nhựa Hoàng Thắng (Cần Thơ) đã đoạt Giải nhất Cuộc thi Sáng chế năm 2013 tại lễ trao giải tổ chức ngày 9/11/2013 tại TP. HCM.

Giải nhì thuộc về Công ty TNHH Thoát nước và Phát triển Đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu với giải pháp “Hệ thống xử lý phân tán nước thải sinh hoạt tại Việt Nam”, tác giả Nguyễn Vĩnh Sơn với giải pháp “Vòng bi cổ xe máy – Upsidedown” đoạt Giải ba. Ngoài các giải thưởng chính như trên (giải nhất: 100 triệu đồng, giải nhì: 50 triệu đồng, giải ba: 30 triệu đồng), Ban tổ chức cũng trao giải Sáng chế Vì Môi trường cho nhóm tác giả Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trần Thạnh Phong, Trương Thị Hồng Vân, Lê Thị Hương thuộc Viện sinh học Nhiệt Đới với giải pháp “Tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi”Máy gặt đập lúa liên hợp là loại máy thực hiện được đồng thời các khâu: gặt và đập.

Máy có kết cấu gọn nhẹ, dễ sử dụng, ít bị lún trên đồng ruộng. Ngoài ra, máy còn có những ưu điểm như có thể cắt được những cả những ruộng lúa nghiêng ngã. Tỉ lệ hạt lúa hư hỏng sau thu hoạch thấp, hạt lúa sau thu hoạch rất sạch. Với một đất nước mà cơ cấu lao động theo nhóm ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất như hiện nay (47,5% theo kết quả thống kê năm 2012) thì những sáng chế, giải pháp kỹ thuật cho nhóm ngành này là điều rất cần thiết để góp phần tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng suất.

Công ty Sinh học Phương Nam tham quan Festival quốc tế nông nghiệp ĐBSCL 2017 và đón nhận Huy chương vàng Doanh nghiệp “Khoa học nông nghiệp sáng tạo”

        Tối 9/3, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Festival quốc tế nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển thương hiệu Việt thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.

        Tại Festival diễn ra các hoạt động triển lãm những công nghệ sản phẩm nông nghiệp và liên quan đến nông nghiệp với sự tham gia của 500 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Triển lãm diễn ra từ ngày 9 – 13/3/2017. Đây là lần đầu tiên một Festival về nông nghiệp tập trung cụ thể vào khoa học công nghệ.

Khu vực trưng bày của Công ty Sinh học Phương Nam và đối tác liên kết VNF tại Festival quốc tế nông nghiệp ĐBSCL 2017

        Tại Festival Công ty TNHH Sinh học Phương Nam cùng với đối tác là Tập đoàn Vietnam Food (VNF) tham gia trưng bày, giới thiệu những sản phẩm và công nghệ liên quan đến nông nghiệp và chế biến thực phẩm.

Ông Trần Xuân Đích, Phó cục trưởng, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ thăm gian hàng của Công ty.

        Tiến sĩ Võ Thị Hạnh, giám đốc công ty Sinh học Phương Nam tham gia báo cáo hội thảo về “Ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển nông nghiệp”; giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; giao lưu chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nhà khoa học với các doanh nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty Sinh học Phương Nam còn tham gia chương trình kết nối cung – cầu để giúp các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội tìm kiếm đối tác và liên kết phát triển công nghệ, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp ĐBSCL.

Công ty Sinh học Phương Nam nhận HCV Doanh nghiệp Khoa học nông nghiệp sáng tạo

         Công ty Sinh học Phương Nam là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu được Bộ Khoa học và Công nghệ trao Huy chương vàng “Khoa học nông nghiệp sáng tạo” vì đã có những thành quả nổi bật trong nghiên cứu, sáng chế, sản xuất những công nghệ thiết bị, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội trong thời gian vừa qua.

 

Công ty Sinh học Phương Nam đạt giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” và nhận tài trợ từ Ngân hàng thế giới

Thời gian tới, 19 doanh nghiệp đạt giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” do Trung tâm VCIC thuộc Bộ KH&CN tổ chức, sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính cũng như các dịch vụ ươm tạo ý tưởng.

image image
Đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN cùng đại diện Ngân hàng Thế giới trao tài trợ cho các doanh nghiệp đạt giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Lễ trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu” được Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (VCIC) trực thuộc Bộ KH&CN phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức hôm nay, ngày 14/6/2016, tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, biến đổi khí hậu ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, trong đó Việt Nam được nhận định là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều thể chế chính sách và chương trình hành động nhằm tăng cường năng lực quốc gia thích ứng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế.

Bộ trưởng cũng cho biết, đồng hành với Việt Nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng quốc tế đã có những hỗ trợ thiết thực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ đầu tư để tăng cường thể chế chính sách, nâng cao năng lực, đầu tư hạ tầng. Năm 2015, thông qua tài trợ không hoàn lại của Ngân hàng Thế giới từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Bộ KH&CN đã hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt Danh mục Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam – VCIC”.

“Bộ KH&CN kỳ vọng rằng VCIC sẽ tạo ra một nền tảng dịch vụ ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp: hỗ trợ tài chính; đào tạo và tư vấn thiết kế ý tưởng công nghệ; xác lập mô hình kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm; cung cấp chuyên gia công nghệ, hỗ trợ tiếp cận các phòng thí nghiệm để kiểm định, hiệu chuẩn công nghệ”, Bộ trưởng nói.

Hiện tại, Dự án VCIC đang triển khai những hoạt động ban đầu để tìm kiếm, lựa chọn và hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng sáng tạo công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua tổ chức cuộc thi chứng minh ý tưởng. Qua quá trình lựa chọn, đánh giá đối với hơn 300 ý tưởng dự án đăng ký tham gia cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bộ KH&CN kết hợp với các chuyên gia độc lập của Ngân hàng Thế giới đã lựa chọn ra 19 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc, chứng minh được tác động tích cực của công nghệ đối với tăng trưởng xanh và xây dựng nền kinh tế cacbon thấp ở Việt Nam để nhận được tài trợ trong đợt này.

Theo đại diện Ban tổ chức cuộc thi, tùy từng quy mô, mỗi dự án sẽ được hỗ trợ khoản tiền tương ứng và cao nhất là 75.000 USD để phát triển sản phẩm.

19 doanh nghiệp được trao giải “Khởi nghiệp sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu”:

– Hồ Hoàn Cầu (Nghệ An), dự án Dây chuyền máy đúc gạch không nung tự động;

– Novas (Đà Nẵng), dự án “Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng dẫn dụ cá sử dụng đèn LED;

– i-Nature Sustainable Agriculture Group (Hà Nội), dự án thương mại hóa và nhân rộng mô hình sản xuất và tiêu dùng thực phẩm hữu cơ khép kín không chất thải tại Việt Nam;

– Đi chung (Hà Nội), dự án phát triển giải pháp đi chung xe dựa trên nền tảng trực tuyến và di động giúp người tham gia giao thông tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm số lượng xe lưu hành trên đường, bảo vệ môi trường;

– Micro Technology and Environment JSC (Hà Nội), dự án hoàn thiện công nghệ sản xuất và thương mại hóa chế phẩm EMIC;

– Vietnam Eco Solutions (TP.HCM), dự án máy phát điện dùng năng lượng mặt trời và gió VES SolarBox;

– SEA-RAE Consortium (An Giang), dự án lưới điện mặt trời mini;

– Solar Serve (Đà Nẵng), dự án Bếp Sạch 3G Solar Serve – tương lai mới cho người sử dụng bếp;

– Elegance Co., Ltd (Hà Nội), dự án Thương mại hóa bếp Gas sinh khối cho người thu nhập thấp;

– Bamboo Viet Linh (Thanh Hóa), dự án Áp dụng công nghệ áp lực xử lý tre không chất thải vào quy trình sản xuất ván sàn, nội thất tre chất lượng cao;

– Hang Xanh-Green Street (Hà Nội), dự án Bện cuộn và nhuộm các sản phẩm thủ công;

– Skyfarm (Hà Nội), dự án Rau củ quả tươi, ngon, an toàn, sản xuất trên quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế;

– Centre for Precision Argiculture iMetos Vietnam (Hà Nội), dự án Trạm thời tiết khí hậu tự động dự báo và cảnh báo tự động thời tiết, sâu bệnh phục vụ nông nghiệp và cộng đồng dân cư, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tiểu vùng;

-Lam An Investment (Hà Nội), dự án Mở rộng mô hình sản xuất nguyên liệu đốt từ vỏ trấu và mùn cưa ép;

– Kỹ thương Tuệ Minh (Hà Nội), dự án phân xanh hữu cơ;

– Sinh học Phương Nam (Long An), dự án Tận dụng nước thải sau chưng cất cồn để sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp;

– Thương mại Quảng Trị (Quảng Trị), dự án Giảm thiểu tác động môi trường thông qua việc chế tạo bếp thông minh sử dụng viên nén năng lượng và sản xuất viên nén năng lượng chất lượng cao;

– Điện nước và Dịch vụ Hàng hải (Hải Dương), sản phẩm thiết bị lọc nước bằng gốm Oxit Silic và than hoạt tính chiết xuất từ vỏ trấu;

– Solar ESCO (TP.HCM), dự án đầu tư hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp theo mô hình ESCO.

Vân Anh theo baomoi.com

Công ty Sinh học Phương Nam nhận Giải thưởng Techmart quốc tế 2015

 

Techmart2015

Chợ Công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 (Techmart Quốc tế Việt Nam 2015) là sự kiện khoa học và công nghệ quan trọng trong năm 2015 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy ban KH&CN ASEAN, UBND TP. Hà Nội, UBND TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ chức từ ngày 01 – 04/10/2015 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E, Hà Nội.

Hội chợ đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan và mua bán trao đổi, với sự tham dự đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Nguyễn Quân. Tại Techmart, đã có hơn 750 đơn vị tham gia với 600 gian hàng, trong đó bao gồm 110 đơn vị uy tín, 22 trường đại học hàng đầu về công nghệ, 32 Sở khoa học công nghệ và 57 nhà sáng chế không chuyên. Ngoài ra, còn có các sản phẩm khoa học, công nghệ đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Triều Tiên, Nga, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Lào. Các gian hàng tại hội chợ đã trưng bày, giới thiệu các công nghệ, thiết bị, các sản phẩm khoa học và công nghệ, qua đó xúc tiến giao dịch, thương thảo và ký kết hợp đồng hay biên bản ghi nhớ. Cũng trong khuôn khổ Techmart, các hoạt động tư vấn về khoa học và công nghệ hay thuyết trình, giới thiệu công nghệ, thiết bị và sản phẩm mới cùng với các hội thảo đã diễn ra tốt đẹp nhằm thúc đẩy sự giao lưu về khoa học kĩ thuật trong và ngoài nước.

Công ty Sinh học Phương Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An trưng bày gian hàng gồm hơn 30 sản phẩm của công ty cùng với 3 công nghệ được chào bán. Ngoài ra, trong khuôn khổ techmart, Công ty Sinh học Phương Nam đã vinh dự được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Giải thưởng Techmart Quốc tế 2015 cho công trình “Sản xuất chế phẩm sinh học BIO-HR từ hèm rượu dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản”.

 

Chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 (International Techmart Vietnam 2015)

Công ty TNHH Sinh học Phương Nam tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm và công nghệ tại Chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam 2015 từ 1-4/10, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (Hà Nội) .
Với mục tiêu nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác phân phối sản phẩm và chuyển giao công nghệ đồng thời giới thiệu các công nghệ mới của một doanh nghiệp Khoa học Công nghệ được sự hỗ trợ khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An.
Techmart Quốc tế Việt Nam 2015 với chủ đề “Liên kết cùng hội nhập và phát triển bền vững”, sẽ có sự tham dự của nhiều nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và 500 doanh nghiệp với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu hút được 600 gian hàng, trong đó có trên 500 doanh nghiệp, 110 viện nghiên cứu; 22 trường đại học, 32 Sở Khoa học và công nghệ; 30 tổ chức hỗ trợ phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ; 50 nhà sáng chế không chuyên.

Quý khách có thể tham khảo thêm thông tin và các công nghệ chào bán tại website Techmart 2015

 
nha-sang-che-1372-1443523754.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp mặt các nhà sáng chế không chuyên vào tháng 5/2015 tại Hà Nội. Ảnh: Đức Tám/TTXVN.

Công ty Phương Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở Khoa học và công nghệ Long An

IMAG0129[1]IMAG0124[1]

Ngày 18/5/2015 trong sự kiện ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức tại Hội trường UBND Tỉnh, TS. Võ Thị Hạnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu khoa học và Công nghệ với  Sở Khoa học và công nghệ Long An.

Theo đó, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Sinh học Phương Nam trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất Nông nghiệp và đời sống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Nông nghiệp đồng thời góp phần hình thành nền sản xuất Nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

Đại diện Công ty TNHH Sinh học Phương Nam , TS. Võ Thị Hạnh – Giám đốc, chỉ đạo việc nghiên cứu, thử nghiệm, trình diễn mô hình đối với các chế phẩm sinh học phù hợp theo kế hoạch nghiên cứu, triển khai của Trung tâm  Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An.

Kết quả thử nghiệm sẽ được Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An  tham mưu Sở Khoa học và Công nghệ Long An  thành lập Hội đồng khoa học nghiệm thu. Nếu kết quả tốt, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến, chuyển giao, phân phối các chế phẩm để sử dụng rộng rãi trong và ngoài tỉnh.

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Long An  phối hợp với Công ty TNHH Sinh học Phương Nam thực hiện một số đề tài, dự án về ứng dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất và đời sống như Nông nghiệp ( Các chế phẩm phòng trừ bệnh, Thanh Long, Lúa, rau,…), Thủy sản (Các chế phẩm xử lý nước ao nuôi), Môi trường (chế phẩm xử lý chất thải môi trường),…

Lê Tấn Hưng